Vắc-xin COVID-19

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng do Covid-19, vắc-xin là biện pháp tốt nhất.

Vắc-xin Covid-19 có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh, giảm nguy cơ tiến triển nặng khi mắc bệnh, giảm nguy cơ tử vong. Hiện nay, đã có nhiều loại vắc-xin ngừa Corona virus được sử dụng và cho thấy hiệu quả khả quan.

Ai nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19?

Người 18 tuổi trở lên

Việt Nam đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 tiêm tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên và phủ được 70% vào tháng 4/2022 để đạt miễn dịch cộng đồng.

Nếu bạn là người đủ 18 tuổi và chưa được tiêm, hãy nhanh chóng liên hệ các cơ sở y tế gần nhất để đăng ký tiêm chủng.

Người lớn tuổi

Người lớn tuổi nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19. Nếu có sức khỏe đang ổn định, người lớn tuổi hoàn toàn có thể tiêm vắc-xin này.

Người có bệnh nền

Người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan siêu vi, mạch vành, bệnh suyễn nếu đang ổn định thì hoàn toàn có thể tiêm vắc-xin bình thường. Những người này có thể được yêu cầu tiêm tại bệnh viện để đội ngũ y tế có thể hỗ trợ xử lý các phản ứng nếu có sau tiêm.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên hoàn toàn có thể tiêm được vắc-xin ngừa COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.

Tất cả vắc-xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi-rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi-rút từ mẹ sang con. Hiện nay trên thế giới cũng chưa ghi nhận tỷ lệ dị tật thai nhi khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19

Đối với phụ nữ có thai dưới 13 tuần, bạn cần hoãn việc tiêm chủng và chờ đến khi đủ số tuần. Trong thời gian chờ đợi, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn để bảo vệ bản thân và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Phụ nữ cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể tiêm được vắc-xin ngừa COVID-19. Tất cả vắc-xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi-rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi-rút sang trẻ qua sữa mẹ.

Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vắc-xin, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy có thể giúp trẻ chống lại COVID-19.

Một số vắc xin ngừa COVID-19

P

Pfizer

Nguồn gốc

Mỹ, Đức

Độ tuổi tiêm

Trên 12 tuổi

Số mũi cần tiêm

02 mũi

Khoảng cách giữa 2 mũi

21 ngày

Hiệu quả

Sau 2 mũi tiêm: Đạt 95%
Biến chủng Alpha: giảm 93,7% nguy cơ mắc
Biến chủng Delta: giảm 88% nguy cơ mắc

Hiệu quả với người cao tuổi

Giảm 94,7% nguy cơ mắc bệnh sau 2 mũi tiêm

A

AstraZeneca

Nguồn gốc

Anh

Độ tuổi tiêm

Trên 18 tuổi

Số mũi cần tiêm

02 mũi

Khoảng cách giữa 2 mũi

8 - 12 tuần

Hiệu quả

Sau 2 mũi tiêm: Đạt 82%
Biến chủng Alpha: giảm 74% nguy cơ mắc
Biến chủng Delta: giảm 67% nguy cơ mắc

Hiệu quả với người cao tuổi

Giảm 73% nguy cơ mắc bệnh với người trên 80 tuổi

M

Moderna

Nguồn gốc

Mỹ

Độ tuổi tiêm

Trên 18 tuổi

Số mũi cần tiêm

02 mũi

Khoảng cách giữa 2 mũi

28 ngày

Hiệu quả

Sau 1 mũi tiêm: Đạt 51,8% miễn dịch
Sau 2 mũi tiêm: Đạt 94,1% miễn dịch

Hiệu quả với người cao tuổi

Giảm 86,4% nguy cơ mắc bệnh sau khi tiêm 2 mũi

Tác dụng phụ sau tiêm

Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều sẽ tự hết trong vài ngày.

Tác dụng phụ:
Mệt mỏi, sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ, đau nhức vị trí tiêm…

Tác dụng phụ nguy hiểm hiếm gặp:

  • Sốc phản vệ
  • Giảm tiểu cầu
  • Viêm màng ngoài tim
  • Tán huyết

Khi tiêm 2 loại vắc-xin khác nhau:
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer hoặc AstraZeneca và Moderna công hiệu bằng tiêm hai liều cùng một loại thuốc. 
(Tìm hiểu thêm)

*Không tiêm ngược lại hay có sự phối hợp khác.

Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 ở đâu và như thế nào

Đăng ký tiêm chủng

  • Đăng ký trên app Sổ sức khỏe điện tử của Bộ Y Tế.
  • Đăng ký thông qua tổ dân phố, các trung tâm y tế ở địa phương.

Trước khi tiêm

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ sức khoẻ cần thiết như: CMND/CCCD hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc-xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.

Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, chuẩn bị khẩu trang, tấm chắn giọt bắn khi đi tiêm.

Sau khi tiêm

Nên có người giám sát trong vòng vài ngày sau khi tiêm, phòng trường hợp có phản ứng với thuốc.

Những triệu chứng sau tiêm thường gặp như đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn…

Nếu có những triệu chứng nghiêm trọng hay bất thường khác, bạn hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được theo dõi và chữa trị kịp thời.

Tiêm đủ số mũi vắc-xin

Để được bảo vệ tối ưu nhất, bạn cần tiêm đầy đủ số mũi được khuyến nghị của vắc-xin.

Hiểu thêm về các công nghệ sản xuất vắc-xin

Các hãng sản xuất khác nhau sử dụng các công nghệ khác nhau để điều chế vắc-xin phòng bệnh COVID-19.

Có thể kể đến 3 công nghệ tiêu biểu:

  • Công nghệ virus bất hoạt: vaccine của Sinopharm.
  • Công nghệ vector: vaccine của Oxford-AstraZeneca, Sputnik.
  • Công nghệ mRNA: vaccine của Moderna, Pfizer.

Dù sản xuất bằng công nghệ nào thì tất cả các loại vắc-xin hiện có đều được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng nhận và Bộ Y tế Việt Nam phải phê duyệt lưu hành để sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. 

Vì vậy, hãy tiêm vắc-xin ngay khi có cơ hội, bạn nhé!

Công nghệ vi-rút bất hoạt

Đưa vi-rút đã chết vào cơ thể. Dựa vào đó, cơ thể tạo kháng thể trước, và nhanh chóng nhận diện được vi-rút Covid-19 nếu bị xâm nhập.

Công nghệ véc-tơ (vector)

Chỉ đưa vào cơ thể vi-rút cúm thông thường được chỉnh sửa, để cơ thể tạo ra "bản sao một phần vô hại" của vi-rút, giúp cơ thể chuẩn bị sẵn kháng thể, và nhanh chóng nhận diện được vi-rút Covid-19 nếu bị xâm nhập.

Công nghệ mRNA

Thay vì chỉnh sửa vi-rút cúm thông thường, các nhà khoa học dùng công nghệ cao, chuyển thẳng dữ liệu vi-rút vào cơ thể để cơ thể tạo ra "bản sao một phần vô hại" này. Cơ thể sau đó sẽ chuẩn bị sẵn kháng thể chống lại vi-rút Covid-19.

Hiểu thêm về COVID-19

Trang chủ

COVID-19 là gì?

Ngăn ngừa

Làm gì khi nhiễm COVID